Việc tuân thủ một số nguyên tắc khi thiết kế và xây dựng mái nhà ngoài việc đảm bảo tính thẩm mĩ cho ngôi nhà còn đảm bảo công năng và an toàn cho công trình.
Độ dốc của mái nhà là vấn đề hết sức quan trọng cần được tính toán kĩ lưỡng vì nó ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ, việc thoát nước, sự an toàn và tuổi thọ của ngôi nhà. Thông thường độ dốc của mái ngói sẽ lớn hơn nhiều so với các loại mái khác.
Tùy vào vật liệu lợp mái cũng như chiều dài của mái sẽ có cách tính độ dốc mái nhà phù hợp. Thường mái dốc là dạng mái có độ dốc lớn hơn 8%, với những mái càng dốc thì khả năng thoát nước mái càng nhanh, tuy nhiên cũng khá tốn vật liệu.
Với mái ngói sẽ có độ dốc khoảng 27 – 35°, độ dốc lí tưởng khoảng 30°. Tùy vào hình dáng từng loại ngói sẽ có độ dốc mái khác nhau, dao động từ 18 – 60°.
Với mái tôn thì độ dốc của mái sẽ dao động từ 18 – 35°, thông thường sử dụng độ dốc khoảng 25°.
Với tầng hầm thì cần phải căn cứ vào chiều dài của tầng hầm cũng như độ sâu để đảm bảo đưa ra được độ dốc thích hợp nhất. Tầng hầm có phương tiện đi lại nhiều như ô tô, xe máy thì độ dốc hợp lí nhất từ 10 – 15%, với những trường hợp khó, bất khả kháng thì độ dốc có thể lớn hơn một chút khoảng 20%, tuy nhiên độ cao thông thủy của điểm sàn hầm đến miệng cửa thang phải tối thiểu là 2,2 m.